Nhờ lợi thế kết nối đồng bộ, phía Đông Hà Nội đang dần trở thành tâm điểm mới của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững của cả nước. Đồng thời, cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và công nghệ, với các cơ quan Trung ương, trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ của quốc gia…
Cơ sở hạ tầng hiện đại
Nhiều công trình hạ tầng đồng bộ đã và đang tạo lợi thế lớn, thúc đẩy sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Về đường bộ, đây là khu vực sở hữu Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38, Cao tốc Pháp Vân- Ninh Bình, Cao tốc Hà Nội- Hải Phòng- Hạ Long- Vân Đồn- Móng Cái, Cao tốc Láng- Hoà Lạc, Vành đai 3…
Về đường hàng không, có những sân bay lớn như Sân bay Nội Bài, Sân bay Cát Bi, Sân bay Vân Đồn.
Đối với đường biển, nơi đây có các cảng biển quan trọng như Cảng quốc tế tại Lạch Huyện, Cảng Cái Lân,..
Không những vậy, khu vực này cũng đang sở hữu những công trình hạ tầng trọng điểm mới. Đáng chú ý là đường Vành đai 3,5, dài hơn 45km, có tổng vốn đầu tư 25000 tỷ đồng. Tuyến đường không chỉ giới hạn trong Thủ đô mà còn là đầu nối hợp phần do tỉnh Hưng Yên triển khai. Đường vành đai qua huyện Văn Giang và Văn Lâm ( Hưng Yên ) có chiều dài hơn 7km, với tổng mức đầu tư lên đến 5358 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, dự án đường Vành đai 4 cũng tạo động lực cho sự tăng trưởng của khu Đông Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư 94000 tỷ đồng, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Mới đây, Chính phủ cũng đã yêu cầu ba địa phương trên thực hiện các dự án thành phần. Đảm bảo tiến độ hoàn thành năm 2026 và đi vào khai thác vào năm 2027.
Các cơ sở hạ tầng được hoàn thiện, không chỉ giúp giảm tải áp lực giao thông nội đô, mà còn đẩy mạnh kết nối nhiều khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, các tỉnh, thành phố trong vùng giao thương. Nhờ đó thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh giữa các tỉnh.
Trung tâm phát triển kinh tế mới
Khu vực có lợi thế trở thành tâm điểm giao thương, trung tâm logistics, trung tâm công nghệ mới khi tọa lạc ở điểm đầu kết nối vùng Thủ đô với tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Nơi đây cũng trở thành nơi tập trung cộng đồng chuyên gia nước ngoài, tầng lớp trí thức, cũng như người có thu nhập cao. Và đồng thời cũng đã đón nhận làn sóng dịch chuyển của cư dân từ lõi nội đô cũ, chật hẹp.
Hơn nữa, vùng đất phía đông Hà Nội vài năm qua cũng liên tục có sự hiện diện của các “ông lớn” trên thị trường BĐS. Điển hình là Vinhomes, Ecopark, Masterise Homes, BRG, Eurowindow,…. Với lợi thế quỹ đất rộng, có nhiều không gian phát triển, các nhà đầu tư lớn đã đẩy mạnh đầu tư các khu đô thị quy mô, tích hợp đa tiện ích. Định hình những chuẩn mực sống cao cấp, chinh phục tầng lớp cư dân mới. Những khu đô thị hàng chục, cho tới hàng trăm ha của Vingroup, Tập đoàn Ecopark… đang dần được lấp đầy. Ở đó, mức độ phát triển của các tiện ích, dịch vụ cũng đã ở một nấc thang mới, với những hoạt động, sự kiện diễn ra thường xuyên trên quy mô lớn mang đến một bộ mặt đô thị cao cấp và giàu sức sống.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đánh giá các đô thị lớn vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ tập trung xung quanh Hưng Yên. “Tựu chung lại, phía Đông là hướng chiến lược. Các nhà đầu tư phía Nam rất quan tâm thị trường phía Đông thủ đô, trong đó có dự án của Vingroup”.
Nhìn dưới góc độ quy hoạch, khu Đông Hà Nội còn góp phần “giải nén” cho khu vực phố cổ và lõi nội đô, vốn đã bị quá tải. Theo ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, theo quy hoạch, Hà Nội hướng tới mở rộng 5 khu đô thị vệ tinh và ba khu đô thị sinh thái, để phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững trong tương lai. Giải pháp này giúp Thủ đô ngàn năm văn hiến phát triển một cách hài hoà, bền vững, bảo lưu được văn hoá, văn hiến. Để đạt được mục tiêu “giãn” dân, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội cho hay thành phố sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ, bao gồm việc di dân ra bên ngoài khu vực nội đô; triển khai đồng bộ chủ trương di dời trường đại học, bệnh viện, trụ sở bộ ngành…
Còn theo giáo sư Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, quá trình phát triển của Hà Nội 5-7 năm gần đây có nhiều biến động. Trong đó có 5 phương án mở rộng Hà Nội, mà phương án thứ 5 – lấy sông Hồng đặt giữa Hà Nội, mở rộng phía Đông hơn, mở từ Ba Vì tới Hưng Yên, giáp Đền Chử Đồng Tử là phương án hữu hiệu nhất. Vingroup hiện thực hóa những ý tưởng quy hoạch đồng bộ, cả về quy hoạch, tiềm năng, phát triển và tương lai của một phong cách sống mới.
Vị chuyên gia ủng hộ cách làm của chủ đầu tư bất động sản của Vingroup khi đặt ra chuỗi đô thị ở phía Đông Hà Nội, coi đây là điểm nhấn đầu tiên kéo toàn bộ đô thị phía Đông Hà Nội phát triển theo.
“Tư duy của Vingroup vào phía Đông với một dãy đô thị kết nối là sáng sủa, rõ ràng, mạch lạc, có ý tưởng, không phải do tư duy cứ có đất trống thì vào làm. Các điểm hiện tại như Vinhomes Ocean Park 1-2-3 và Vinhomes Riverside cũng như Times City, đều là điểm đô thị mới, mang tư duy phát triển phương Tây”, ông Võ nói.
Trong tương lai, khi các tuyến giao thông được hoàn thiện, khu Đông Hà Nội sẽ bứt tốc trên hành trình trở thành trung tâm kinh tế không chỉ của Thủ đô mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.